Bn nam, sinh năm 1992, Vũng Tàu.
Ngoài lý do tế nhị, bệnh nhân này còn phân vân mãi mới dám đi tiểu phẫu là vì
bệnh nhân sợ đau.
Bị u bã đậu đã lâu (hơn 6 năm), có lần xì mủ. Hiện tại có nhiều u nhỏ và 3 u
lớn, tập trung ở phần bìu.
U bã đậu vùng bìu trước mổ |
U bã đậu ở bìu
Vì ở vùng bìu nên bệnh nhân ngại đi khám nên mới để lâu như vậy (bệnh nhân có hỏi tư vấn tiểu phẫu vài năm trước, nhưng mãi tới năm nay mới đi mổ).
Rất may mắn là cũng chưa bị nhiễm trùng tái đi tái lại như nhiều trường hợp
khác.
Sau gần 60 phút tiểu phẫu, các khối u bã đậu lần lượt được lấy ra.
Dưới đây là hình ảnh u bã đậu vùng bìu sau khi được lấy ra.
U bã đậu vùng bìu sau khi lấy ra |
U bã đậu ở vị trí tế nhị nên ngại đi khám
Bệnh nhân này cũng như nhiều trường hợp khác khi đến tiểu phẫu, đa phần đều đau hoặc chảy mủ không thể "chịu được" nữa nên mới đi tiểu phẫu.
Nhiều bệnh nhân nữ bị u bã đậu ở mu, ở môi lớn hay ở mông, ở ngực... mặc dù phát hiện u từ khi kích thước còn rất nhỏ, nhưng vì u ở vùng nhạy cảm nên ngại đi khám, để lâu u ngày càng lớn gây viêm nhiễm mới đi.
Trước khi đến tiểu phẫu, những câu hỏi như "tiểu phẫu có đau không, chích
thuốc tê bao nhiêu mũi, khâu bao nhiêu mũi..." được bệnh nhân hỏi đi hỏi lại
rất nhiều lần.
Tất nhiên, sau mổ thì bệnh nhân thở phào nhẹ nhõm và nói "biết nhẹ nhàng thế
này em tiểu phẫu lâu rồi!".
Vùng nhạy cảm có đau nhiều như bạn nghĩ?
Bạn thấy đấy, không chỉ bệnh nhân này, mà hầu hết những người bị u bã đậu,
nhất là u bã đậu vùng bìu, u bã đậu ở dương vật, vùng kín... ngoài vấn đề tế
nhị, thì điều quan tâm và "ngại" tiếp theo là sợ đau.
Vì những vị trí đó là những vùng nhạy cảm, nên chỉ cần nghĩ tới thôi là ai
cũng sợ rồi.
Tuy vậy, sự thật thì hầu như không ai thấy có gì ghê gớm cả, cũng như những
chỗ khác trên cơ thể, chỉ đau chút xíu lúc chích thuốc tê thôi bạn nhé.
Hy vọng những ai đang bị u bã đậu ở vị trí khó nói sẽ không còn ngần ngại nữa
mà hay mạnh dạn đi khám để điều trị dứt điểm, tránh để nó ảnh hưởng đến sinh
hoạt hàng ngày cũng như thẩm mỹ và công việc.